Kế hoạch đánh giá và phân loại viên chức, lao động hợp đồng thuộc Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông năm

Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
Ha Dong medical college
Chào mừng quý khách đã truy nhập vào website của Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông

Kế hoạch đánh giá và phân loại viên chức, lao động hợp đồng thuộc Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông năm học 2019 - 2020

16/07/2020 00:00:00
Kế hoạch đánh giá và phân loại viên chức, lao động hợp đồng  thuộc Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông năm học 2019 - 2020

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ ĐÔNG

         

Số:214 /KH-CĐYT-TCCB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

Đánh giá và phân loại viên chức, lao động hợp đồng

thuộc Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông năm học 2019 - 2020.

 

 
 

 

          Căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015;

          Căn cứ Quyết định số 3814/QĐ-TU ngày 16/5/2018 của Thành ủy Hà Nội về việc ban hành qui định khung tiêu chí đánh giá hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong toàn hệ thống chính trị thành phố Hà Nội;

          Căn cứ Quyết định số 696/QĐ-CĐYT ngày 31/8/2018 của Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông về việc ban hành qui định khung tiêu chí đánh giá hàng tháng đối với viên chức và Hợp đồng lao động; Thông báo số 840/TB-CĐYT ngày 21/11/2018 của Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông về việc điều chỉnh, bổ sung nội dung đánh giá hàng tháng đối với công chức, viên chức và người lao động;

          Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông triển khai kế hoạch đánh giá và phân loại viên chức, hợp đồng lao động năm học 2019 - 2020, cụ thể như sau:

            I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

          1. Mục đích.

          - Việc đánh giá, phân loại viên chức và HĐLĐ nhằm làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và triển vọng phát triển của viên chức.

          - Kết quả của đánh giá, phân loại viên chức và HĐLĐ hàng năm được sử dụng làm căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch, qui hoạch phát triển nguồn nhân lực; để bố trí, sử dụng viên chức đúng năng lực sở trường; phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết thôi việc, bổ nhiệm, đề bạt theo qui hoạch và thực hiện chính sách tiền lương, đãi ngộ, khen thưởng viên chức.

          2. Yêu cầu.

          - Các tập thể, cá nhân thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại viên chức đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác, toàn diện, cụ thể và thực chất; lấy kết quả, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu để đánh giá.

          - Việc đánh giá, phân loại viên chức lãnh đạo quản lý phải dựa vào hoạt động và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của đơn vị; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Trưởng đơn vị không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị mình.

          - Trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại viên chức và HĐLĐ của đơn vị mình; phải xác định cụ thể trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong đánh giá viên chức; phát huy tinh thần thẳng thắn tự phê bình và phê bình trong đánh giá, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, không nể nang, hình thức trong đánh giá viên chức.

          II. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

          1. Cấp nào, người nào trực tiếp lãnh đạo, giao việc thì đồng thời thực hiện nhận xét, đánh giá, xếp loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Kết quả đánh giá xếp loại viên chức, HĐLĐ do Hiệu trưởng quyết định.

          2. Việc đánh giá, xếp loại phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của viên chức và HĐLĐ.

3. Việc đánh giá, xếp loại đối với viên chức lãnh đạo quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Trưởng đơn vị không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị mình.

4. Bảo đảm khách quan, dân chủ, chính xác, công khai, minh bạch.

            III. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

          1. Đối tượng: là viên chức, hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP và cán bộ hợp đồng hiện đang làm việc tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông.

          2. Thời điểm đánh giá: Thực hiện vào dịp kết thúc năm học, trước khi tiến hành thực hiện bình xét thi đua khen thưởng.

          IV. CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ

Đánh giá viên chức, lao động hợp đồng phải căn cứ vào các quy định sau:

1. Điều 4 Nghị định 56

- Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết;

- Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xứ của viên chức.

2. Điều 4 Quyết định 3814

a) Luật Viên chức; Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội;

b) Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;

c) Cơ chế hoạt động, quy chế làm việc của tập thể; các quy định về việc chấp hành điều lệ, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, việc tu dưỡng, rèn luyện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa giao tiếp, tác phong, lề lối làm việc cá nhân;

d) Bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

đ) Kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo kế hoạch, chương trình công tác trong tháng và nhiệm vụ đột xuất được giao;

e) Kết quả theo dõi, đánh giá của lãnh đạo và kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng, phản ánh của các tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong thực thi nhiệm vụ.

3. Điều 3 Quyết định 2898

Áp dụng riêng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, căn cứ đánh giá gồm:

a) Căn cứ Điều lệ Đảng và hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng; nhiệm vụ của Đảng viên và các quy định cụ thể của Đảng về những điều Đảng viên không được làm;

b) Nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; các quy định về những điều cán bộ, công chức, viên chức không được làm;

c) Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao gắn với vị trí việc làm của cán bộ lãnh đạo, quản lý;

d) Các quy định của Trung ương, Thành ủy về tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý;

đ) Tiêu chí đánh giá và phân loại cán bộ;

e) Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII).

4. Tỉ lệ viên chức, người lao động được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không vượt quá 20% tổng số viên chức, người lao động được xếp loại. Trường hợp tập thể đơn vị có thành tích đặc biệt xuất sắc, nổi trội thì tỉ lệ không vượt quá 30%. Trường hợp đặc biệt khác do Hiệu trưởng quyết định. 

            V. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

            Đánh giá phân loại viên chức và HĐLĐ được thực hiện cụ thể như sau:

               1. Nội dung đánh giá viên chức (mẫu số 03)

          - Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

          - Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

- Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

          - Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

          Ngoài những nội dung trên, việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung sau:

          - Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

          - Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

2. Nội dung đánh giá, phân loại đối với HĐLĐ theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và hợp đồng lao động (mẫu số 04)

             - Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng lao động đã ký kết;

             - Tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

             - Thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; thực hiện điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị;

             - Thực hiện quy tắc ứng xử, giao tiếp với nhân dân; đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3. Tiêu chí đánh giá, phân loại

          3.1. Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý:

          a. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: đạt được tất cả các tiêu chí sau

- Là viên chức thực sự tiêu biểu về năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn đi đầu về đổi mới sáng tạo, có sản phẩm cụ thể lượng hóa được, có nhiều thành tích nổi bật trong công tác được các viên chức, lao động hợp đồng khác học tập, noi theo.

          - Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

          - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

          - Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

          - Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

          - Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận;

          - Có ý thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;

          - Triển khai và thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

          - Đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả.

- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đều đánh giá đạt cấp độ "Xuất sắc"; các tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ "Tốt" trở lên.

- Không có tháng nào trong năm xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ" theo Quyết định 3814.

(Số lượng viên chức lãnh đạo, quản lý được phân loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" không vượt quá 20% số được phân loại "Hoàn thành tốt nhiệm vụ")

          b. Hoàn thành tốt nhiệm vụ: đạt được tất cả các tiêu chí sau

          - Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

          - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

          - Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

          - Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

          - Có ý thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;

          - Triển khai và thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

          - Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đều đánh giá đạt cấp độ "Tốt" trở lên; những tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ "Trung bình" trở lên.

- Không có tháng nào trong năm xếp loại “Không hoàn thành nhiệm vụ" theo Quyết định 3814.  

          c. Hoàn thành nhiệm vụ: Các tiêu chí cơ bản được đánh giá đạt cấp độ “Trung bình” trở lên, cụ thể:

          - Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

          - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

          - Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

          - Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

          - Nghiêm túc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

          - Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành từ 70% đến dưới 100% khối lượng công việc.

- Tham mưu đề xuất giải quyết công việc chưa bảo đảm chất lượng, chưa đúng với quy định của pháp luật hoặc đến mức phải để cấp trên xử lý lại.

- Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả.

          d. Không hoàn thành nhiệm vụ:

            - Không đạt mức "Hoàn thành nhiệm vụ" hoặc khi có một trong các tiêu chí sau:

          - Hoàn thành dưới 50% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

          - Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

          - Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;

          - Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ;

          - Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật;

          - Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại đơn vị;

          - Không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị;

          - Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật;

          - Việc quản lý, điều hành thực hiện công việc hạn chế, không đạt hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu công việc;

          - Để xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật;

          - Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc.

- Cấp có thẩm quyền kết luận đánh giá có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

- Bị thi hành kỷ luật (kỷ luật về Đảng hoặc kỷ luật về hành chính) trong năm (một vi phạm bị xử lý kỷ luật chỉ tính một lần khi xếp loại).

          3.2. Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý và HĐLĐ:

          a. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: đạt được tất cả các tiêu chí sau

- Là viên chức, lao động hợp đồng thực sự tiêu biểu về năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn đi đầu về đổi mới sáng tạo, có sản phẩm cụ thể lượng hóa được, có nhiều thành tích nổi bật trong công tác được các viên chức, lao động hợp đồng khác học tập, noi theo.

          - Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

          - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

          - Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

          - Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

          - Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.

- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đều đánh giá đạt cấp độ "Xuất sắc"; các tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ "Tốt" trở lên.

- Không có tháng nào trong năm xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ" theo Quyết định 3814.

(Số lượng viên chức, lao động hợp đồng được phân loại đánh giá "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" không vượt quá 20% số viên chức, lao động hợp đồng tương ứng được phân loại "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trong cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý)

          b. Hoàn thành tốt nhiệm vụ: đạt được tất cả các tiêu chí sau

          - Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, bảo đảm tiến độ chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

          - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

          - Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

          - Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đều đánh giá đạt cấp độ "Tốt" trở lên; những tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ "Trung bình" trở lên.

- Không có tháng nào trong năm xếp loại “Không hoàn thành nhiệm vụ" theo Quyết định 3814.  

          c. Hoàn thành nhiệm vụ: Các tiêu chí cơ bản được đánh giá đạt cấp độ “Trung bình” trở lên, cụ thể:

          - Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

          - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

          - Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

          - Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Tham mưu đề xuất giải quyết công việc chưa bảo đảm chất lượng, chưa đúng với quy định của pháp luật hoặc đến mức phải để cấp trên xử lý lại.

- Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả.

          d. Không hoàn thành nhiệm vụ:

          - Không đạt mức "Hoàn thành nhiệm vụ" hoặc khi có một trong các tiêu chí sau:

          - Hoàn thành dưới 50% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

          - Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

          - Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;

          - Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ;

          - Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật;

          - Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị;

          - Không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị;

          - Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật.

- Cấp có thẩm quyền kết luận đánh giá có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

- Bị thi hành kỷ luật (kỷ luật về Đảng hoặc kỷ luật về hành chính) trong năm (một vi phạm bị xử lý kỷ luật chỉ tính một lần khi xếp loại).

4. Phân loại đánh giá

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

              - Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

              - Hoàn thành nhiệm vụ;

              - Không hoàn thành nhiệm vụ.

VI. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC

1. Trình tự thủ tục đánh giá viên chức

Thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

a. Trình tự, thủ tục đánh giá Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng

     Việc đánh giá, phân loại Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được thực hiện vào cuối năm và theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội.

          b. Đối với Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc

Bước 1. Viên chức lãnh đạo, quản lý làm báo cáo tự đánh giá theo mẫu số 03.

  Bước 2. Viên chức lãnh đạo, quản lý trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

  Thành phần tham dự là toàn thể viên chức và HĐLĐ của đơn vị.

  Bước 3. Bí thư chi bộ và thành viên Ban Giám hiệu phụ trách trực tiếp nhận xét đánh giá.

  Bước 4. Hiệu trưởng tham khảo các ý kiến tham gia tại Bước 2 và Bước 3 Khoản này, quyết định đánh giá, phân loại.

          c. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và HĐLĐ

  Bước 1. Viên chức và HĐLĐ làm báo cáo tự đánh giá theo mẫu (viên chức mẫu số 03, hợp đồng lao động mẫu số 04).

  Bước 2. Viên chức và HĐLĐ trình bày báo cáo tự đánh giá tại cuộc họp của đơn vị để mọi người đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp; thành phần tham dự là toàn thể viên chức và người lao động của đơn vị nơi viên chức trực tiếp làm việc.

  Bước 3. Người đứng đầu đơn vị quản lý viên chức tham khảo ý kiến tham gia tại Bước 2 Khoản này, quyết định đánh giá, phân loại viên chức.

          2. Trình tự, thủ tục đánh giá lao động hợp đồng theo Nghị định 68

     Trình tự, thủ tục đánh giá người lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP được vận dụng tương tự như đánh giá viên chức.

          3. Một số lưu ý khi thực hiện đánh giá, phân loại:

- Khi xem xét đánh giá, phân loại hằng năm, ngoài việc phải căn cứ vào các quy định, hướng dẫn đánh giá hằng năm, thì phải gắn với kết quả tổng hợp đánh giá, phân loại hằng tháng (12 tháng trong năm).

- Việc tổ chức họp đánh giá, phân loại phải có ít nhất 2/3 thành phần được triệu tập có mặt dự họp. Không thực hiện việc lấy phiếu của tập thể công chức, viên chức, lao động hợp đồng khi họp đánh giá, phân loại. Cá nhân vắng mặt hoặc chưa được đánh giá, phân loại thì phải tổ chức đánh giá, phân loại trong thời gian sớm nhất.

- Trường hợp cá nhân được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì căn cứ kết quả học tập có xác nhận của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và thời gian làm việc thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để đánh giá, phân loại.

- Đối với viên chức lãnh đạo, quản lý đảm nhiệm nhiều chức danh công tác thì đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu ở chức danh đảm nhận chính, đồng thời có kết hợp với kết quả thực hiện chức danh kiêm nhiệm.

- Không phân loại đánh giá đối với cá nhân đang tập sự hoặc mới tham gia công tác (trường hợp miễn tập sự) dưới 06 tháng, nghỉ việc riêng (ốm đau, chữa bệnh…) từ 06 tháng trở lên.

- Cá nhân nghỉ việc riêng (ốm đau, chữa bệnh…) tổng thời gian trong năm từ 03 tháng trở lên (nếu vẫn được phân loại đánh giá) thì không phân loại "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên; cá nhân nghỉ thai sản thì kết quả phân loại trong năm là kết quả phân loại của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

- Trường hợp viên chức khi chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ nếu thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên.

- Đối với cá nhân vi phạm kỷ luật ở tổ chức nơi công tác trước đó nhưng bị xử lý kỷ luật và thi hành kỷ luật ở tổ chức mới chuyển đến thì tính vào kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chức nơi xảy ra vi phạm.

- Những nơi có dưới 05 viên chức hoặc lao động hợp đồng được phân loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” thì chọn 01 viên chức hoặc lao động hợp đồng để phân loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” nếu đủ điều kiện.

- Cá nhân đã được phân loại, nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm hoặc không đảm bảo điều kiện của mức chất lượng đã phân loại thì hủy bỏ kết quả và phân loại lại.

- Đối với hợp đồng lao động với nhà trường, thực hiện đánh giá khi thời gian công tác đủ 6 tháng, việc đánh giá thực hiện như viên chức.

  * Hồ sơ đánh giá gồm:

 - Biên bản họp đơn vị

 - Phiếu đánh giá và phân loại viên chức, hợp đồng lao động phải có đầy đủ nhận xét của tập thể đơn vị và trưởng đơn vị, người phụ trách trực tiếp.

 - Ý kiến nhận xét, đánh giá của đơn vị cũ đối với các viên chức chuyển công tác có thời gian công tác trong năm tại đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên.

            VII. THỜI GIAN TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          - Trưởng các đơn vị trực thuộc căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP của Chính phủ; nội dung kế hoạch chỉ đạo các viên chức, lao động hợp đồng thuộc đơn vị thực hiện việc đánh giá phân loại. Tải file mềm biểu mẫu tại website http://www.cdythadong.edu.vn. Gửi hồ sơ đánh giá phân loại viên chức và HĐLĐ về phòng Tổ chức cán bộ vào trước ngày 30/7/2020.

          - Phòng Tổ chức cán bộ tổng hợp báo cáo Ban Giám hiệu trước ngày 10/8/2019. Thực hiện việc lưu trữ hồ sơ về việc phân loại, đánh giá viên chức hàng năm và gửi kết quả phân loại đánh giá viên chức trình Sở Nội vụ Hà Nội.

          - Công khai kết quả đánh giá phân loại viên chức, HĐLĐ trên website nhà trường theo qui định.  

  Trên đây là Kế hoạch đánh giá, phân loại viên chức và HĐLĐ của Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông, đề nghị các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện đánh giá, phân loại viên chức, lao động hợp đồng năm học 2019-2020 theo đúng kế hoạch. Trong quá trình thực hiện có phát sinh, vướng mắc các đơn vị phản hồi ý kiến về phòng Tổ chức cán bộ để tổng hợp, báo cáo Ban Giám hiệu xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Sở Nội vụ (để b/c); 

- Ban Giám Hiệu;

- Các đơn vị trực thuộc;

- Lưu: VT, TCCB.

                                                              

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Nguyễn Đăng Trường

 

 

   

 

 

 

 

 

Quảng cáo
  • banner goc phai
Đối tác
  • Y hà nội 2
  • AL01
  • AL02
  • AL04
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập:3192
  • Trong ngày: 5658
  • Trong tuần:8013
  • Tổng lượt truy cập: 15270494